Giờ làm việc: 08h - 20h (kể cả chủ nhật, lễ, tết)
495 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline tư vấn
028.2206.3333
Chat với bác sĩ
chuyên khoa

Rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Lượt xem: 128021

Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, kèm theo đó là các dấu hiệu đi kèm khác như: mất nhiều máu, thường xuyên có cảm giác đau thốn vùng bụng dưới… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau này, thậm chí là vô sinh. Dưới đây là bài viết tổng hợp những thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rong kinh hiệu quả.

Chuyên gia tư vấn đang online! Bạn đang thắc mắc về Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình?
>>>Click chuyên gia tư vấn nhanh.

Rong kinh là gì?

Thông thường, một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng từ 28 - 32 ngày, với thời gian hành kinh trung bình từ 3 - 5 ngày, tương đương với 50 - 80ml máu trong mỗi chu kỳ.

Lượng máu kinh tiết ra sẽ có màu đỏ sẫm, có nhiều chất vụn của các tế bào niêm mạc âm đạo và không đông. Tuy nhiên, nếu người bệnh nhận thấy hiện tượng hành kinh trong mỗi chu kỳ kéo dài trên 7 ngày và mất đi một lượng máu đáng kế (trên 80ml/ chu kỳ), thì đây chính là dấu hiệu phổ biến của rong kinh.

Ngoài ra, trong quá trình hành kinh, người bệnh còn nhận thấy lượng máu kinh tiết ra trong mỗi chu kỳ khá nhiều, mỗi giờ cần phải thay băng liên tục. Đặc biệt vào buổi tối, lượng máu vẫn ra tương đối nhiều. Kèm theo đó là lượng máu kinh sẽ có trạng thái đóng thành từng cục lớn và đau nhói nhẹ vùng bụng dưới.

Đồng thời, nếu bị rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài, thì nữ giới sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, thường xuyên thở dốc và có những triệu chứng như thiếu máu, chóng mặt…

Rong kinh là gì?

Triệu chứng rong kinh

Theo Bác sĩ sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Tân Bình cho biết, thông thường khi bị rong kinh, người bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như sau:

Thường xuyên có cảm giác đau bụng nhẹ, hoặc dữ dội, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể.

Thời gian hành kinh trong mỗi chu kỳ kinh có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Lượng máu kinh tiết ra nhiều hơn 80ml trong mỗi chu kỳ (Thông thường một chu kỳ, lượng máu tiết ra chỉ khoảng từ 50 - 80ml).

Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1 - 2h, người bệnh phải thay băng vệ sinh liên tục.

Xuất hiện các cục máu đông với kích thước lớn.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể có thêm những triệu chứng như: mệt mỏi do thiếu máu, khó thở, kiệt sức…

Ngoài ra, khi bị thiếu máu, chị em có thể gặp phải những triệu chứng khác như: da nhợt nhạt, rụng tóc, có cảm giác muốn ăn những loại thức ăn không phải thực phẩm như: giấy, tóc, bụi bẩn…

Khi có bất kỳ những dấu hiệu nào liên quan, chị em tuyệt đối không được chủ quan, mà hãy nhanh chóng tìm đến những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp những biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp nhất.

Đừng lo lắng! [ CHIA SẺ VÀ HỎI ĐÁP ] cùng chuyên gia hỗ trợ 24/7 để nhận được những lời khuyên phù hợp!

Nguyên nhân gây rong kinh

Rong kinh là một trạng thái sinh lý khá phổ biến ở chị em nữ giới. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

Rong kinh do mất cân bằng hormone

Hormone Estrogen và Progesterone ở nữ giới là 2 hormone vô cùng quan trọng giúp điều chỉnh quá trình tích tụ ở niêm mạc tử cung bong ra trong các chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu một trong 2 loại hormone này bị thiếu hụt, sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng và niêm mạc tử cung sẽ bị phát triển quá mức, dẫn đến lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường.

Một số nguyên nhân khiến lượng hormone trong cơ thể bị mất cân bằng như: Đa nang buồng trứng, béo phì, bệnh lý về tuyến giáp…

Rong kinh do rối loạn chức năng buồng trứng

Nếu vào các chu kỳ kinh nguyệt mà trứng không rụng, cơ thể nữ giới sẽ không có khả năng sản xuất ra hormone Progesterone, từ đó dẫn đến hiện tượng mất cân bằng hormone và gây ra hệ quả rong kinh ở nữ giới.

Rong kinh do u xơ tử cung

Bệnh lý liên quan đến các khối u xơ tử cung lành tính cũng chính là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến các chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới kéo dài hơn bình thường (hay còn được gọi là rong kinh).

Rong kinh do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý có thể gây nên các cảm giác đau đớn và chảy máu âm đạo, lượng máu tiết ra trong mỗi chu kỳ nhiều hơn so với bình thường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rong kinh ở nữ giới

Rong kinh do Polyp tử cung

Đối với các Polyp lành tính, có kích thước nhỏ nằm tại khu vực niêm mạc tử cung, cũng có thể khiến người bệnh xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo kéo dài.

Rong kinh do đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp ở nữ giới dẫn đến hiện tượng rong kinh. Nguyên do là khi các hoạt chất có trong vòng đã được thẩm thấu vào cơ thể, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố và tạo nên hệ quả là rong kinh.

Rong kinh do liên quan đến thai kỳ

Hiện tượng sảy thai, hoặc mang thai ngoài tử cung cũng có thể dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo bất thường ở nữ giới.

Rong kinh do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có hoạt động chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết… cũng có thể dẫn đến tình trạng ra máu kinh nguyệt kéo dài bất thường.

Rong kinh do các bệnh lý khác

Một số bệnh lý liên quan thường gặp khác cũng dẫn đến hiện tượng rong kinh ở nữ giới như: ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư ống dẫn trứng, ung thư buồng trứng…

Cách trị rong kinh

Đừng lo lắng! [ CHIA SẺ VÀ HỎI ĐÁP ] cùng chuyên gia hỗ trợ 24/7 để nhận được những lời khuyên phù hợp!

cách nào để điều trị rong kinh không? Theo ý kiến của Trưởng khoa sản phụ tại Phòng khám Đa khoa Tân Bình cho biết, việc điều trị bệnh rong kinh sẽ còn phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Nguyên nhân gây bệnh và nguyện vọng sinh con của chị em.

Thông thường, các trường hợp bị rong kinh sẽ được Bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nội khoa để cải thiện tình trạng rong kinh, chẳng hạn như: thuốc tránh thai, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu, thuốc bổ sung hormone Progesterone… Tuy nhiên, nếu những phương pháp này vẫn không được trị hiệu quả, Bác sĩ có thể sẽ chỉ định việc can thiệp phẫu thuật.

Những thủ thuật điều trị rong kinh có thể được áp dụng như sau: nong nạo tử cung, cắt bỏ tử cung (bao gồm kể cả cổ tử cung và tử cung), cắt đốt nội mạc tử cung… Tuy nhiên, Bác sĩ vẫn sẽ cân nhắc và hạn chế áp dụng các phương pháp này vì có thể dẫn đến vô sinh. Chính vì vậy, thông thường chỉ áp dụng trong các trường hợp phụ nữ đã lớn tuổi, hoặc không còn nhu cầu sinh con.

Đồng thời cần lưu ý, tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh của mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh, chị em nên nhanh chóng tìm đến những cơ sở chuyên sản phụ khoa uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Hy vọng thông qua bài viết, sẽ giúp chị em hiểu hơn về hiện tượng rong kinh, cũng như hiểu hơn về cách khắc phục nếu gặp phải. Nếu có bất kỳ vấn đề nào còn thắc mắc, hoặc mong muốn được tư vấn bệnh lý. Chị em có thể liên hệ tư vấn ẩn danh miễn phí qua khung CHAT bên dưới. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Phòng khám Đa khoa Tân Bình sẽ luôn hân hạnh hỗ trợ mọi vấn đề và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp, chuẩn xác nhất.

Tư vấn y khoa: Bác Sĩ Loan

Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng - đơn giản - thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại: 028.2206.3333

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa của chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp miễn phí và cho lời khuyên tốt nhất.

Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám trước, bạn vui lòng bấm vào ô tư vấn dưới đây

Hình tư vấn bệnh online

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.